Sóng xung kích được sử dụng trong vật lý trị liệu lần đầu tiên vào năm 1988, bằng điều trị chậm liền xương. Từ đó các nghiên cứu về sóng xung kích ngày càng nhiều, hiện nay điều trị bằng sóng xung kích rất được ưa chuộng tại các phòng khám.

Sóng xung kích có những loại nào

Trên thực tế lâm sàng, người ta sử dụng sóng xung kích hội tụ và sóng xung kích phân kỳ.

Về sóng xung kích hội tụ: Phương pháp này được ứng dụng nhiều trong điều trị phá vỡ các cấu trúc sỏi.

Về sóng xung kích phân kỳ: Được sử dụng nhiều trong VLTL, sóng xung kích có dạng tỏa tròn. Với loại sóng này, khả năng tác động thấp hơn vào các mô ở phía bên ngoài, không xuyên sâu được vào trong cơ thể, được ứng dụng trong vật lý trị liệu.

 

sóng xung kích

 

Chỉ định sóng xung kích

Hiệu quả trong sử dụng máy xung kích phụ thuộc cực kỳ lớn vào các chỉ định liều điều trị. Để có được liều điều trị chính xác với từng bệnh nhân, các bác sĩ cần lưu ý các thông số sau.

- Mật độ năng lượng: Năng lượng của sóng xung kích khi tác động lên một đơn vị diện tích:

+ Mật độ năng lượng thấp: < 0,27 mJ/mm2.

+ Mật độ năng lượng trung bình: 0,27 - 0,59 mJ/mm2.

+ Mật độ năng lượng cao: >0,59 mJ/mm2.

 

tác dụng của sóng xung kích

 Mật độ và năng lượng sóng xung kích

Mật độ năng lượng càng cao thì tác động của sóng xung kích lên vùng điều trị càng lớn, các hiệu ứng sinh học xảy ra mạnh mẽ hơn.

- Áp suất đỉnh: là giá trị lớn nhất mà sóng xung kích đạt được. Áp suất đỉnh càng cao thì thể tích các bóng năng lượng tạo ra càng lớn. 

- Diện tích vùng điều trị: với cùng một mức công suất phát, vùng điều trị có diện tích càng nhỏ thì mật độ năng lượng tác động càng lớn. Từ áp suất và diện tích đầu phát các bác sĩ có thể tính toán liều điều trị phù hợp cho bệnh nhân.

- Tần số xung: Tần số ảnh hưởng đến quá trình điều trị của sóng xung kích, tần số càng cao thì hiệu ứng sinh học càng diễn ra nhanh và mạnh hơn.

- Kích thước và hình dạng đầu phát: sóng xung kích được tạo ra trên bề mặt của đầu phát, tùy thuộc vào kích thước và hình dạng của đầu phát mà vùng tác động của sóng xung kích có sự khác nhau. Với cùng dạng cầu lồi, đầu phát có đường kính nhỏ hơn sẽ tập trung năng lượng cao hơn nhưng diện tích vùng tác động sẽ nhỏ hơn so với đầu phát có đường kính lớn.

sóng dung kích và tác dụng của các đầu xung kích

Kích thước và hình dạng đầu phát ảnh hưởng tới mật độ năng lượng

Cơ chế tác dụng của sóng xung kích trong điều trị:

  • Cấp độ tế bào: Sóng tác dụng lên hoạt động của các kênh màng tế bào, kích thích tế bào sản sinh các Cytokine và các chất trung gian khác.
  • Tăng sinh mạch máu tại mô: Sóng xung kích kích thích quá trình tái tạo mạch máu, hình thành mạch máu mới, cải thiện tình trạng cấp máu tại khu vực tổn thương tạo thuận lợi cho quá trình tái tạo lại mô.
  • Tăng cường sản xuất collagen giúp quá trình sửa chữa các cấu trúc bị hư hỏng của hệ cơ xương và dây chằng.
  • Giảm đau do giảm căng cơ, ức chế sự co thắt; tăng cường phân tán chất P (chất trung gian dẫn truyền đau.
  • Tại mật độ năng lượng cao, sóng làm tan sự vôi hóa của các nguyên bào sợi.

Ứng dụng sóng xung kích:

Khi điều trị bằng sóng xung kích, dựa vào các chỉ định và chống chỉ định trên lâm sàng, các bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng sóng phù hợp.

Một số ứng dụng của sóng xung kích trên lâm sàng:

  •  Điều trị tán sỏi thận, sỏi mật…
  • Điều trị các bệnh viêm tại khớp, cạnh khớp kèm hoặc không kèm Calci hóa.
  • Điều trị liền xương
  • Giải quyết các cơn đau thần kinh, các điểm đau cấp tính do chấn thương thể thao.
  • Điều trị rối loạn cương dương cho bệnh nhân trung niên
  • Điều trị một số bệnh lý tại cơ tim (kèm siêu âm tim)



Tham khảo các dòng máy xung kích Huê Lợi đang cung cấp TẠI ĐÂY

Thao Tác Điều Trị Bằng Sóng Siêu Âm Trị Liệu
...
Sóng Xung Kích Là Gì
...
Bài viết liên quan