Sóng xung kích là một loại sóng âm có đổi biên độ áp suất lớn trong thời gian rất ngắn. Sóng được ứng dụng nhiều trong vật lý trị liệu nhờ điều trị liệu quả các bệnh viêm, thoái hóa tại xương khớp.
Tổng quan về sóng xung kích
Những năm 1960, những ý tưởng về việc sử dụng sóng xung kích trong điều trị đã được manh nha hình thành, chủ yếu trong lĩnh vực thận - tiết niệu.
Tuy nhiên vào năm 1988, thông báo đầu tiên về sử dụng sóng xung kích trong điều trị chậm liền xương ở người thành công được công bố. Từ đó về sau, sóng xung kích được nghiên cứu và sử dụng nhiều hơn.
Ngày nay, Máy xung kích được sử dụng rộng rãi trong điều trị các rối loạn của hệ cơ xương khớp như chấn thương thể thao, chấn thương chỉnh hình, vật lý trị liệu.
Khái niệm sóng xung kích
Sóng xung kích là sóng âm có áp lực biến đổi đột ngột với biên độ lớn và ngắt quãng, gồm một pha áp lực dương và theo sau là phần sóng nhỏ giãn ra với áp suất âm nhỏ hơn rất nhiều. Với biên độ áp suất rộng đặc biệt giúp sóng xung kích có khả năng hấp thu tốt trong môi trường cơ thể, được ứng dụng nhiều trên lâm sàng.
Sóng xung kích có đặc điểm:
- Áp suất dương rất cao tại bề mặt sóng từ 10 đến 1000 Mpa; khoảng giảm áp nhỏ tại đuôi sóng. Biên độ thay đổi nhanh lên đỉnh trong vài nano giây. Độ rộng xung rất hẹp (vài micro giây).
- Sóng có thể truyền năng lượng tốt
- Vận tốc của sóng xung kích lớn hơn tốc độ âm thanh (khoảng 1500m/s)
Ngày nay người ta chỉ định sóng xung kích trên lâm sàng trong nhiều lĩnh vực như nam khoa, thận tiết niệu, tim mạch và đặc biệt là vật lý trị liệu tại các bệnh viêm tại khớp và cạnh khớp, có kèm khoặc không kèm Calci hóa.
Sóng xung kích hội tụ và sóng xung kích phân kỳ
Phân loại sóng xung kích
Trên thực tế lâm sàng, người ta sử dụng sóng xung kích hội tụ và sóng xung kích phân kỳ.
Sóng xung kích hội tụ:
Với đặc điểm là có thể tập trung năng lượng tại 1 điểm, người ta có thể sử dụng một thiết bị để định vị vị trí cần điều trị, sau đó tập trung vào tiêu điểm và tiến hành điều trị. Phương pháp này được ứng dụng nhiều trong điều trị tán sỏi ngoài cơ thể và tán sỏi ngược dòng.
Sóng được tạo thành bằng các phương pháp:
+ Điện thủy lực (Electrohydraulic);
+ Điện từ (Electromagnetic);
+ Áp điện (Piezoelectric);
Sóng xung kích trong vật lý trị liệu:
Sóng xung kích trong VLTL là sóng xung kích phân kỳ (sóng áp lực xuyên tâm), sóng có dạng tỏa tròn. Với loại sóng này, khả năng tác động thấp hơn vào các mô ở phía bên ngoài, không xuyên sâu được vào trong cơ thể, được ứng dụng trong vật lý trị liệu.
Sóng được tạo bằng các phương pháp:
+ Điện thủy lực,
+ Điện từ
Xem thêm: Ứng dụng Sóng xung kích trong Vật lý trị liệu
Sóng xung kích trên Lâm sàng
Máy sóng xung kích hiện nay chủ yếu dựa trên nguyên lý khí nén.Trong đó viên đạn được gia tốc bằng áp lực khí nén (5-10m/s), chuyển động tới đập vào đầu phát làm viên đạn dừng đột ngột, động năng của viên đạn truyền cho đầu phát, động năng này sẽ truyền vào mô cơ thể theo dạng sóng xung kích phân kỳ.
Các tế bào, mô trong cơ thể tại vùng chịu tác động kích thích của sóng xung kích tạo các hiện tượng phản xạ, khúc xạ, hấp thụ, truyền qua giống với các tác động cơ học khác. Năng lượng sóng xung kích được hấp thụ trong mô sẽ gây nên các phản ứng sinh học. Tùy thuộc vào các loại mô khác nhau mà đáp ứng sinh học có khác nhau, do đó, hiệu quả điều trị khác nhau.
Các thao tác trên máy xung kích
Cơ chế tác dụng sóng xung kích
Hiệu ứng sinh học của sóng xung kích lên mô cơ quan theo 4 giai đoạn phản ứng:
- Giai đoạn vật lý: sự lan truyền áp lực cơ học trực tiếp hoặc gián tiếp vào cơ thể
- Giai đoạn hóa lý: trao đổi ion giữa màng tế bào.
- Giai đoạn hóa sinh: phản ứng tại trong tế bào khởi động các quá trình từ bên trong.
- Giai đoạn sinh học: thay đổi của cơ thể theo các cấp độ tế bào, mô, cơ quan, toàn thân.
Xem thêm: Sóng xung kích trong vật lý trị liệu
Ứng dụng sóng xung kích trên lâm sàng:
- Điều trị các bệnh viêm tại khớp, cạnh khớp kèm hoặc không kèm Calci hóa.
- Giải quyết các cơn đau thần kinh, các điểm đau cấp tính do chấn thương thể thao.
- Điều trị các bệnh thoái hóa, chồi xương tại các khớp cột sống, khớp ngoại vi.
- Điều trị rối loạn cương dương ở nam giới tuổi sau 40.
- Ứng dụng trong tán sỏi thận - tiết niệu
- Điều trị một số bệnh lý tại cơ tim (Sử dụng đồng thời với siêu âm tim)
Một số lưu ý khi sử dụng Sóng xung kích trên lâm sàng
Một số tác dụng không mong muốn khi sử dụng máy xung kích điều tri:
- Đau hoặc xuất huyết tại nơi điều trị
- Có thể có ngứa ngoài da
- Một số tác dụng không mong muốn khi sử dụng sóng xung kích và Cortioid
- Sóng xung kích có thể ảnh hưởng đến hoạt động của cơ tim
Xem thêm các dòng máy xung kích Huê Lợi đang cung cấp TẠI ĐÂY